Sue Cong photographer
Thảo Nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời
Âm thanh bài hát Tình Ca Du Mục (nhạc Nga) làm Tôi liên tưởng tới những Tác Phẩm của nhiếp ảnh Gia Sue Công.
Cô là bậc Thầy kể truyện, mỗi Tác Phẩm của cô là một câu chuyện. những hình ảnh nhẹ nhàng thanh thoát như những vần thơ. Cô như những người du mục đi từ những đồi núi cao nguyên đến những đồng bằng rồi ra tận những miền biển để đến tận cuối chân trời. Mỗi bước chân cô đi cô đều ghi lại những câu chuyện, những câu chuyện thật của cuộc sống thiên nhiên và con người.
Những bức ảnh về vùng cao nguyên những đường thẳng tắp của núi đồi, những đường cong của những con đê uốn éo theo những con Suối tạo lên như một cõi thiên thai, rồi từ vùng thảo nguyên Cô bước vô những thôn xóm trong đấy những đời thường nhưng thật, từ những Em bé vui đùa tới những công việc nặng nhọc của cuộc sống nhưng trong mỗi bức ảnh luôn có những nụ cười trên môi.
Những bức ảnh chân dung của Cô đạt đến đỉnh cao luôn tạo những thanh thoát của gương mặt nhất là đôi mắt như muốn nói lên câu chuyện. Cô đến một quốc gia nào Cô luôn chú trọng về văn hóa hóa nơi Cô tới. Như bức ảnh của người ngư phủ đánh cá chèo bằng một chân trên chiếc ghe độc mộc Cô đã kết hợp những văn hóa, đời sống và thiên nhiên vào Tác Phẩm phải là người có cái nhìn nghệ thuật mới tìm ra được cái tinh túy đó.
Ngoài những tác phẩm đời thường Cô còn chú tâm đến những hình ảnh về tôn giáo, những Ni Sư chú Tiểu Cô đều đặt vào đúng với bối cảnh . Đặc biệt là tất cả những hình ảnh về nhà thờ, chùa, lăng mộ Cô đều hoán chuyển sang Hồng Ngoại (infrared) màu trắng chuyển sang màu bạch kim , có phải cô đặc biệt tôn kính những nơi đất thánh những vùng đất linh thiêng để khác biệt với cảnh trần thế. Đây là điểm đặc biệt ít có nhà nhiếp ảnh nào làm.
Có những nhà nhiếp ảnh mới tới những vùng đất mới thường thi bối rối không biết chụp gì bắt đầu từ đâu, nhưng với cô thì khác Cô đã nhận định phải chụp những gì, ở Âu Châu cảnh đẹp nhưng rất khó chụp nhưng cô đã chuyển sang chụp những kiến trúc và ảnh đường phố, những hình ảnh đường phố của cô đa số là ảnh Đơn Sắc , những bức ảnh đen trắng của cô rất nét, nét từng chi tiết ngoài cái đẹp màu sắc, còn đẹp cả nội dung.
Ảnh đen trắng chụp về đêm rất khó chụp nhưng cô đã làm được. Những người chuyên về ảnh đen trắng cổ điển phải nắm vững ba yếu tố. Chụp, Tráng và In quan trọng là làm ảnh phòng tối. Tôi thấy có một số nhà nhiếp ảnh chụp bằng máy kỹ thuật số rồi chuyển qua đen trắng nhưng màu chưa được thật vì màu đen thường còn nhiều màu tím hoặc xanh. Còn cô không làm phòng tối nhưng cô nắm vững về kỹ thuật chỉnh sửa đem lại những gam màu đen trắng rất trung thực, nói lên tay nghề rất chuyên nghiệp.
Thấy Cô ít dùng kỷ xảo của kỹ thuật mà chỉ dùng những thời gian (Vàng) của nhiếp ảnh để bấm máy trong khoảnh khắc đẹp nhất của trong ngày đưa vào Tác Phẩm, mà có được thời gian này người nhiếp ảnh phải có đức tính nhẫn lại, chịu đựng, toàn bộ những bức ảnh của cô đã nói nên được cá tính của Cô.
Trong nhiếp ảnh nghệ thuật có rất nhiều bộ môn khác nhau, như Phong Cảnh, Chân Dung, ảnh Đường Phố .... Một nhà nhiếp ảnh chỉ cần xuất sắc một bộ môn đã là Bậc Thầy. Tôi biết rằng bất kỳ những tác phẩm nghệ thuật nào cũng phải xuất phát từ cảm xúc và sự hiểu biết chân thật của người cầm máy.
Cô đã là Bậc thầy của nhiếp ảnh vì những bộ môn nào cô cũng đạt đến tuyệt phẩm. Cô là ngọn đuốc thắp sáng và truyền cảm hứng cho thế hệ nhiếp ảnh tương lai. Những bức ảnh Cô ghi lại cảnh hoàng hôn trên những bãi cát, Mặt Trời lặn để lại chân Trời và Người cầm máy một trái tim đang thổn thức chờ đợi một ngày Mai.
“Tôi muốn trời đẹp thì trời đẹp, muốn thiên tai có thiên tai; trước tiên là ở trong tôi; rồi với mọi thứ xung quanh tôi nữa, trong thế giới con người. Bởi tâm trạng tuyệt vọng, cũng như hi vọng vậy, đều lan từ người này sang người kia nhanh hơn cả các đám mây thay hình đổi dạng.” Émile Chartier
Sydney Đầu mùa Đông
Apr 2020.
TB Tôi và Cô Sue Công chưa một lần gặp mặt, chưa một lần tâm sự. Tôi rất cảm kích trước những tác phẩm của Cô nên có đôi dòng chia sẻ với Cô cùng các Bạn.